Các sản phẩm cói của Kim Sơn hiện đã có mặt tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. |
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nghề cói Kim Sơn vẫn đ??ợc gìn giữ và phát triển, đ??ợc vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo tồn, phát triển di sản hàng trăm năm tuổi
Từ vùng đất hoang qua hàng trăm năm quai đê lấn biển, ngư??i dân Kim Sơn đã tạo nên những cánh đồng cói mênh mông trên những bãi bồi. Cây cói mềm mại, óng ả, thân thương rất đỗi quen thuộc gắn liền khăng khít như một phần cuộc sống của những con ngư??i cần cù nơi vùng đất đầy nắng và gió này. Theo những ngư??i dân nơi đây, cây cói có chu kỳ sinh trưởng tựa cây lúa. Cói chiêm thu hoạch vào dịp tháng Năm (âm lịch), cói mùa vào dịp tháng Mười (âm lịch). Lúc hoa nở trắng trên những bãi bồi ven biển cũng là lúc ngư??i nông dân bắt đầu cắt cây cói ngoài đồng về. Quy trình trồng cói cũng giống như cây lúa: cày, xới, phơi ải, tháo nước, cấy cói, rồi làm cỏ, sục bùn, bón phân. Cói tươi thu hoạch về đ??ợc chẻ nhỏ, phơi khô và đem ra chợ bán, rồi từ đó dệt thành chiếu hoa và các sản phẩm từ cói.
Để có đ??ợc một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kỹ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn rất công phu, tỉ mỉ mang tính đặc thù riêng. Đó là cả một quy trình đòi hỏi tính chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói. Từ những sợi cói dài, thô ráp nhưng qua bàn tay khéo léo ngư??i dân nơi đây đã tạo ra những sản phẩm giá trị, đẹp, độc, lạ như: mũ, dép, túi sách, hộp, cốc… Nổi bật nhất trong số các sản phẩm đ??ợc hoàn thành dưới đôi bàn tay của những ngư??i thợ lành nghề nơi đây phải kể đến chiếu cói. Dệt chiếu cói là một quá trình lao động sáng tạo, vất vả, đòi hỏi ngư??i thợ phải cẩn thận, chăm chút từ khâu chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao cho cói có màu đỏ tươi và bền màu.
Dù có nhiều thăng trầm nhưng ngư??i dân Kim Sơn vẫn quyết bảo tồn và phát triển bằng đ??ợc di sản quốc gia. |
Với kinh nghiệm hàng trăm năm và không ngừng sáng tạo qua thời gian, dưới bàn tay khéo léo, tinh tế của ngư??i dân Kim Sơn các sản phẩm từ cói của ngư??i dân nơi đây ngày càng phong phú đa dạng, đáp ứng đ??ợc thị trường cả trong và ngoài nước. Nghề cói Kim Sơn không chỉ trở thành một trong những nghề chính góp phần phát triển kinh tế địa phương khi đã có mặt ở khắp các tỉnh thành và hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, mà còn trở thành một biểu tượng văn hóa, một di sản đặc biệt của Ninh Bình nói riêng và cả n??ớc nói chung.
Khẳng định thương hiệu nghề làm cói trên thị trường thế giới
Trải qua hơn 2 thế kỷ tồn tại với bao thăng trầm, đến nay Nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn đã đ??ợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một dấu mốc quan trọng trong việc nhận diện, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, góp phần nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong n??ớc và quốc tế. Qua đó, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.
Các sản phẩm cói Kim Sơn rất đa dạng và phong phú về mẫu mã nên đ??ợc ngư??i tiêu dùng trong n??ớc và n??ớc ngoài ưa chuộng. |
Việc nghề cói Kim Sơn đ??ợc ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã mang lại niềm tự hào cho cộng đồng ngư??i làm nghề cói; đồng thời tiếp thêm động lực để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương. Để nghề làm cói tiếp tục đ??ợc giữ gìn, phát huy và vươn tầm khu vực và thế giới, thời gian qua, Ninh Bình đã có chính sách hỗ trợ hợp lý để đẩy mạnh diện tích trồng cói, giúp chủ động nguồn nguyên liệu, chế biến cói trên địa bàn. Những biện pháp thiết thực đó không chỉ góp phần hạn chế sự biến động bất thường về giá trong tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu mà còn góp phần thúc đẩy việc xây dựng vùng chuyên canh trồng cói nguyên liệu tập trung bền vững.
Cho đến nay, sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn đã đ??ợc xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn đ??ợc các thị trường, nhất là thị trường n??ớc ngoài ưa chuộng vì là sản phẩm đ??ợc làm bằng nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, bền đẹp, đa dạng về kiểu dáng và màu sắc mà giá thành lại rất cạnh tranh. Chế tác cói mỹ nghệ Kim Sơn còn đ??ợc biết đến bởi những sáng tạo kỹ thuật trong việc chống ẩm, chống mốc cho loại sản phẩm đặc thù này. Điển hình như kĩ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm, nhất là trong quá trình vận chuyển qua hàng nghìn cây số đường biển trong quá trình xuất hàng ra n??ớc ngoài. Nhờ đó mà sản phẩm cói mĩ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay ngư??i tiêu dùng, góp phần rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế./..
Trang web giải trí trực tuyến ở Việt Nam